Chọi gà Gà Cao Lãnh

Gà chọi Cao Lãnh

Con gà có nét hay, đòn đá độc riêng biệt, có tương khắc nhau nên nhiều năm qua, từ bình dân cho tới quan lại, tướng lãnh đều mê gà, có thể kể đến là Nguyễn Cao Kỳ. Người mê gà có thể bỏ cả ngày trời để xem chân gà, màu lông, tướng đi... Gà có màu lông chuối nên bị phá tướng, người chơi gà không chuộng lông này với gà sinh đôi, nếu đưa một con ra trường đá, con còn lại gáy vang lừng là điềm tốt. Bởi thế đưa ra trường cáp độ ít ai mang cặp gà sinh đôi đi chung vì như thế không ai dám cáp độ đá.

Thông thường, gà nuôi được một năm thì tới tuổi trưởng thành, có thể cho đi đá gà nhưng thường các chủ gà chưa cho gà ra trận liền mà vẫn tiếp tục huấn luyện gà cho dày dạn kinh nghiệm chiến trường, khoảng 5-7 ngày là gà được xổ một lần để đấu tập. Từ những buổi tập đó, các chủ gà chú ý xem thế đá, phân tích từng cú nạp, móc giò, né đòn, mổ, đâm để đánh giá năng lực, thế mạnh, thế yếu của gà để khi xung trận chính thức sẽ có cách cáp độ với đối thủ ngang tài, ngang sức[3].

Gà cũng tương sinh tương khắc nên lộ bài, như gà nhựt nguyệt với cựa đen trắng sẽ bị bắt bài. Vì thế các thần kê ẩn tướng được chủ gà giấu kỹ đề phòng bị phá. Chẳng hạn như gà tử mỵ, gà áng thiên rất sợ gà sinh đôi, gà có vảy thổ địa nên đá là thua. Ở Cao Lãnh có con gà ô dị kỳ gọi là gà ma. Gà này đưa vô trường cáp độ, gặp gà dữ nhắm bề đá không lại, nó kêu rót rót, co đầu rút cổ, nhảy dựng muốn bay khỏi trường gà. Còn gặp gà yếu, nó đứng yên, chủ biết ý liền cáp độ. Lúc lâm chiến, đối thủ như bị gà ma thôi miên nên dù giỏi vẫn không tung đòn được.